8 Cách Cải Thiện Thính Lực

Thính lực sẽ giảm sút cùng với quá trình lão hóa của cơ thể. Đây là điều mà hầu hết mọi người đều nhận thấy. Tuy nhiên, có 2 trường hợp phổ biến dẫn đến việc chúng ta dần mất đi thính lực theo thời gian: tuổi tác và tiếng ồn. Có nhiều cách để bạn cải thiện thính lực hoặc bảo vệ thính giác của bạn khỏi tổn thương. Dưới đây Tai Nghe Trợ Thính Nhật Bản sẽ cung cấp một số mẹo trong sinh hoạt hàng ngày giúp bạn có thể cải thiện thính lực và duy trì khả năng nghe tốt trong nhiều năm tới.

1. Bảo vệ tai khỏi tiếng ồn lớn

1 (1)

Âm thanh lớn có thể gây tổn thương cho tai và dẫn đến mất thính lực. Hãy tránh tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài và sử dụng nút tai hoặc bông tai để bảo vệ khi cần thiết, như khi tham dự các sự kiện ồn ào hoặc làm việc trong môi trường có tiếng ồn công nghiệp.

Đơn vị đo độ lớn của tiếng ồn là decibel (dB). Số đo càng lớn thì tiếng ồn càng to. Âm thanh vượt quá 85 dB có thể làm tổn hại đến đôi tai, đặc biệt là nếu bạn tiếp xúc với âm thanh lớn trong thời gian dài. Bạn có thể tải các ứng dụng trên điện thoại thông minh đo cường độ âm thanh để xem môi trường đó có quá ồn không.

Một vài ví dụ về âm thanh và cường độ của chúng:

    • Tiếng thì thầm của ai đó: 30 dB
    • Tiếng 2 người trò chuyện: 60 dB
    • Tiếng xe cộ và các phương tiện giao thông: 80-85 dB
    • Tiếng động cơ xe máy: 90 dBTiếng phát nhạc lớn qua tai nghe: 100 dB
    • Tiếng của máy bay khi cất cánh: 120 dB

2. Kiểm tra thính lực định kỳ

2

Nếu bạn nhận thấy có sự thay đổi trong khả năng nghe, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được đánh giá và tư vấn. Bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra tai để xác định nguyên nhân gây giảm thính lực và tìm giải pháp điều trị phù hợp.

Bác sĩ sẽ thăm khám tai và có thể thực hiện một bài kiểm tra thính lực đơn giản. Bác sĩ chuyên khoa có các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra màng nhĩ kỹ lưỡng hơn.

Có thể bạn sẽ được giới thiệu đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoặc chuyên gia thính học để được kiểm tra kỹ hơn. Họ có thể xác định chính xác nguyên nhân gây giảm thính lực và đưa ra biện pháp khắc phục.

Mọi trường hợp giảm thính lực cần được bác sĩ thăm khám. Bên cạnh đó, tình trạng giảm thính lực đột ngột, đặc biệt là ở một bên tai, có thể là một vấn đề nghiêm trọng. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn đừng chần chừ mà không đi khám.

3. Sử dụng thiết bị trợ thính

3 (1)

Tình trạng suy giảm thính lực do tổn thương hoặc do tuổi già không thể khắc phục được một cách tự nhiên, nhưng có các thiết bị có thể giúp bạn khôi phục khả năng nghe, thông dụng nhất là máy trợ thính.

Thiết bị nhỏ gọn này được đeo vào trong tai và có tác dụng khuếch đại âm thanh để giúp bạn nghe rõ hơn.

Dù không hoàn toàn phục hồi được thính lực, nhưng máy trợ thính sẽ giúp cho sinh hoạt hàng ngày của bạn dễ dàng hơn.

4. Duy trì vệ sinh tai sạch sẽ

4

Đôi khi bụi bẩn hoặc ráy tai có thể tích tụ làm tắc ống tai ngoài. Đây là một nguyên nhân rất phổ biến của mất thính lực tạm thời. Nói chung, ráy tai có đặc tính kháng khuẩn, bảo vệ ống tai nên việc có một ít ráy tai là chuyện bình thường đối với người bình thường có sức khỏe tốt. Hầu hết các ống tai đều có cơ chế tự làm sạch, tuy nhiên trong một vài trường hợp, chúng bị tắc hoặc chịu ảnh hưởng nào đó, dẫn đến tình trạng mất thính lực một phần.

Nếu muốn lấy ráy tai, bạn cần lưu ý các điều sau:

    • Không dùng que ngoáy đầu bông hay tăm bông để lấy ráy tai: Que ngoáy tai đầu bông, tăm bong chắc chắn không phải là dụng cụ lý tưởng để làm sạch sâu trong ống tai vì có thể bị đẩy ráy tai vào sâu hơn bên trong. Một khi ráy tai đã tích tụ đầy, ống tai có thể bị ảnh hưởng và gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn.
    • Dùng dầu khoáng hoặc dầu em bé: Để làm sạch ráy tai tích tụ, bạn có thể nhỏ vài giọt dầu khoáng hoặc dầu em bé vào tai bị tắc để ráy tai mềm và dễ rơi ra.
    • Hãy thử dùng hydrogen peroxide: Có thể sử dụng giọt hydrogen peroxide để làm sạch tai của bạn và hòa tan ráy tai một cách an toàn. Tuy nhiên, khi sử dụng có thể xuất hiện cảm giác bỏng nhẹ trong vài phút.
    • Sử dụng ống tiêm để rửa tai: Bằng cách sử dụng ống tiêm, bạn có thể nhẹ nhàng rửa sạch ống tai bằng nước hay nước muối sinh lý. Phương pháp này thường sẽ có hiệu quả hơn nếu sử dụng một số loại chất làm mềm sáp khoảng 15-30 phút trước khi nhỏ.

9

5. Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh

5

Cũng như mọi bộ phận khác của cơ thể, để hoạt động tốt, tai cũng cần chất dinh dưỡng phù hợp. Đặc biệt, việc nạp đủ kẽm, kali, axit folic, magie, vitamin D và omega-3 sẽ giúp giảm viêm trong ống tai và ngăn ngừa tổn hại thính lực. Bạn có thể hấp thu tất cả các chất này qua chế độ ăn.

Một số thực phẩm tốt nhất bao gồm rau lá xanh, chuối, quả hạch và các loại hạt, cá, thịt gia cầm và các sản phẩm sữa ít béo.

Bạn cũng có thể uống thực phẩm bổ sung nếu không nạp đủ chất qua chế độ ăn hàng ngày. Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng bất cứ loại thực phẩm bổ sung nào để đảm bảo nó phù hợp với bạn.

6. Thực hiện các bài tập thính giác

6

Bạn có thể duy trì hoặc cải thiện thính lực bằng cách luyện tập.

    • Luyện tập định hướng nguồn âm thanh: Hãy nhờ ai đó giấu một vật phát ra âm thanh lặp đi lặp lại, chẳng hạn như thiết bị báo động, sau đó tạo tiếng ồn trong phòng, chẳng hạn như bật tivi. Cố gắng tập trung lắng nghe âm thanh phát ra từ vật đó và đi tìm. Bài tập này khi được lặp đi lặp lại có thể giúp bạn cải thiện khả năng tập trung vào các âm thanh cụ thể.
    • Luyện tập nhận biết các loại âm thanh: Hãy đến một nơi tương đối yên tĩnh, nhắm mắt lại và cố gắng nhận biết các loại âm thanh khác nhau ở xung quanh, cả âm thanh ở gần lẫn ở xa. Càng luyện tập nhiều thì bạn càng nhận ra nhiều âm thanh và đôi tai có thể trở nên thính nhạy hơn.
    • Thực hành trò chuyện, giao tiếp ở những nơi ồn ào: Bạn có thể bật radio hay tivi ở mức âm lượng bình thường, rồi nói chuyện với những người khác trong cùng căn phòng đó. Tập trung vào cuộc đối thoại trong khi vẫn bật các âm thanh khác. Làm như vậy sẽ giúp bạn hướng sự tập trung chú ý vào những gì quan trọng và rèn luyện cho đôi tai khả năng lọc bỏ những âm thanh không cần thiết.

7. Tập thể dục thường xuyên

7

Tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe tim mạch mà còn cải thiện lưu thông máu, bao gồm cả lưu thông máu đến tai.

Có mối liên quan thực sự giữa các bài tập hiếu khí (aerobic) và sức khoẻ thính lực. Miễn là tai không bị tổn thương, việc luyện tập thường xuyên có thể giúp bạn cải thiện thính lực và duy trì khả năng này đến già. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên dành ra 20-30 phút cho các hoạt động aerobic ít nhất 5 ngày mỗi tuần.

Bài tập aerobic là các hoạt động làm tăng nhịp tim như chạy bộ, đạp xe, bơi lội hoặc kickboxing. Bạn cũng có thể chỉ cần đi bộ hàng ngày. Các bài tập kháng lực như tập tạ cũng tốt cho sức khoẻ, nhưng chúng không có tác dụng cải thiện thính lực. Để đạt được mục đích này, bạn cần tập các bài tập aerobic.

8. Tránh sử dụng thuốc có thể gây hại cho thính giác

8

Một số loại thuốc được gọi là thuốc ảnh hưởng đến thính lực có thể gây giảm thính lực tạm thời. Hơn 200 loại thuốc có thể xếp vào loại này, và không có cách đáng tin cậy nào để xác định ai sẽ gặp phải tác dụng phụ này. Cách tốt nhất là tự theo dõi khả năng nghe và báo với bác sĩ nếu thấy có bất kỳ vấn đề nào xảy ra sau khi uống thuốc.

    • Một số thuốc có thể gây giảm thính lực tạm thời bao gồm nhóm thuốc giảm đau salicylate như aspirin, quinine và một số thuốc lợi tiểu.
    • Một số loại thuốc khác có thể gây giảm thính lực tạm thời nếu bạn sử dụng đủ lâu. Các thuốc này bao gồm một số thuốc kháng sinh như gentamicin và các thuốc điều trị ung thư.
    • Nguy cơ giảm thính lực sẽ cao hơn nhiều nếu bạn uống liều cao hoặc nhiều loại thuốc ảnh hưởng đến thính lực cùng lúc.

Bạn cần luôn luôn uống thuốc đúng theo hướng dẫn để giảm rủi ro.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *