Qua 60 tuổi, thính lực của con người bắt đầu giảm dần, thậm chí dẫn đến điếc hẳn. Theo các chuyên gia y tế, ngoài nguyên nhân bệnh lý thì suy giảm thính lực ở người cao tuổi còn có nguyên nhân từ việc ăn uống không hợp lý. Hãy cùng Trợ thính Hoki tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Những loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có trong các loại thực phẩm đóng vai trò quan trọng với việc duy trì khả năng nghe của con người, góp phần bảo vệ đôi tai, ngăn chặn sự phát triển của các tổn thương thính lực ở người cao tuổi.
1. Thực phẩm giàu sắt
Khi bước vào độ tuổi trung niên, nếu cơ thể thiếu chất sắt gây thiếu máu do thiếu sắt, khả năng chuyên chở oxy, chất dinh dưỡng tới tế bào thần kinh thính giác sẽ bị suy giảm, làm cho tế bào thính giác thiếu chất dinh dưỡng, qua đó dễ dẫn đến suy giảm thính lực. Thực phẩm giàu sắt có thể góp phần làm giãn mạch máu, làm mềm các tế bào hồng cầu, bảo đảm tai được cung cấp đủ dưỡng chất và từ đó ngăn ngừa tình trạng suy giảm thính lực ở người cao tuổi.
Những người bước vào độ tuổi trung niên nên ăn thêm các thức ăn giàu chất sắt như mộc nhĩ, gan động vật, thịt nạc, rau cần, rau chân vịt, thịt bò…
2. Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là nguyên tố đóng vai trò rất quan trọng đối với thính lực. Hàm lượng kẽm có trong ốc tai cao hơn nhiều so với tất cả các bộ phận trong cơ thể nhưng sẽ sụt giảm rõ rệt khi bước qua độ tuổi 60, gây trở ngại cho các hoạt động chức năng của ốc tai.
Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như cá, đậu nành, rau cải, cà rốt, các loại hải sản… Người ở độ tuổi trung niên nên ăn thêm những loại thực phẩm này để ngăn ngừa suy giảm thính lực.
3. Thực phẩm giàu vitamin D
Các loại vitamin D có tác dụng tích cực đến việc cải thiện thính lực ở người cao tuổi. Đồng thời, vitamin D có đặc tính kháng viêm và tăng cường xương nhỏ trong tai… Mỗi tuần, người ở tuổi trung niên nên ăn ít nhất một bữa các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D2, D3 như nấm, mộc nhĩ, gan cá biển, trứng. Người cao tuổi cũng cần thường xuyên phơi nắng để cơ thể tổng hợp vitamin D.
4. Thực phẩm giàu kali
Kali đóng vai trò quan trọng với các tế bào tương tác ở tai trong. Một số loại thực phẩm giàu kali, giúp cơ thể chống lại sự lão hóa của cơ quan thính giác có thể kể đến như chuối, cam, dưa hấu, mơ…
5. Thực phẩm chứa nhiều folate
Folate từ lâu đã được biết đến như một khoáng chất có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Folate cũng đã được chứng minh giúp làm chậm quá trình lão hóa cơ quan thính giác do tuổi tác. Loại vitamin này tan trong nước và không được lưu trữ tốt trong cơ thể, nên cần bổ sung chúng từ những loại thực phẩm hàng ngày. Một số loại thực phẩm giàu Folate có thể kể đến như súp lơ xanh, măng tây, đậu, bơ, rau chân vịt…
6. Thực phẩm giàu Vitamin C và E
Vitamin C và E hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do. Vitamin E giúp khôi phục lại các mạch máu và tế bào thần kinh ở tai, vitamin C tăng cường miễn dịch để chống nhiễm trùng tai. Các loại trái cây, rau củ như ớt chuông, kiwi, đu đủ, súp lơ xanh đều chứa nhiều vitamin C, E rất tốt cho tai.
7. Thực phẩm giàu acid béo Omega-3
Acid béo omega-3 được tìm thấy nhiều trong các loại hạt, ngũ cốc, đậu, cá hồi… giúp giảm chứng viêm gây tổn thương biểu mô và có lợi cho hệ tim mạch. Omega-3 cũng rất hiệu quả trong việc phòng chống điếc do tuổi tác.
8. Thực phẩm chứa magne
Magne có nhiều trong hạnh nhân, gạo lứt, atiso, lúa mạch, các loại đậu, hạt bí giúp làm tăng mẫn cảm thính giác, giảm triệu chứng ù tai và ngăn ngừa suy giảm thính lực.
Ngoài ra, để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị suy giảm thính lực, bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, bạn cũng có thể bổ sung thêm sản phẩm thực phẩm chức năng có thành phần chính là cao cối xay kết hợp với các thảo dược khác như câu kỷ tử, đan sâm, thục địa, vảy ốc… đây là những vị thuốc dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị điếc tai, ù tai, viêm tai, đau tai, suy giảm thính lực, cải thiện khả năng nghe hiệu quả.
>>> Bạn có thể quan tâm: Thực phẩm hỗ trợ phòng ngừa suy giảm thính lực