Việc chăm sóc tai không đúng cách như dùng ngón tay vệ sinh, chọc ngoáy sâu, hoặc massage quá mạnh có thể gây tổn thương ống tai và làm giảm thính lực. Ráy tai có chức năng tự nhiên bảo vệ tai khỏi bụi bẩn, vi sinh vật và ngăn da tai bị kích ứng khi tiếp xúc với nước. Tuy nhiên, khi tích tụ quá nhiều, ráy tai có thể gây khó chịu, ù tai, hoặc giảm thính lực tạm thời. Hãy cùng Trợ thính Hoki tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.
1. Những cách lấy ráy tai chưa đúng
- Dùng tăm bông ngoáy sâu
Tai có khả năng tự làm sạch, và việc ráy tai khô rơi ra ngoài trong quá trình nói chuyện hay nhai là hoàn toàn tự nhiên. Việc dùng tăm bông ngoáy sâu có thể đẩy ráy tai vào sát màng nhĩ, gây nhiễm trùng và giảm thính lực. Bạn chỉ nên vệ sinh nhẹ nhàng ở khu vực ngoài tai.
- Dùng dụng cụ cứng để vệ sinh tai
Nhiều người có thói quen sử dụng các dụng cụ cứng như que kim loại để lấy ráy tai. Cấu trúc ống tai cong và chiều dài khác nhau giữa mỗi người có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, việc này có thể làm tổn thương ống tai, gây trầy xước và nhiễm trùng. Tốt nhất nên tránh dùng các dụng cụ này để chăm sóc tai. - Vệ sinh tai cho trẻ nhỏ quá sâu
Với trẻ nhỏ, việc chăm sóc tai cần đặc biệt cẩn trọng. Tăm bông chỉ nên dùng để vệ sinh vùng ngoài tai, tránh chọc sâu vào bên trong. Với trẻ sơ sinh, bạn có thể dùng bông gòn hoặc khăn mềm để lau sạch tai. - Dùng ngón tay ngoáy tai khi tắm
Thói quen dùng ngón tay ngoáy tai, đặc biệt là khi móng tay không sạch, có thể gây nhiễm trùng tai hoặc tạo ra các vết trầy xước. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc các bệnh như đái tháo đường, vì vết thương khó lành.
2. Cách chăm sóc tai đúng cách tại nhà
Tai có khả năng tự làm sạch, nhưng nếu bạn cảm thấy khó chịu vì lượng ráy tai quá nhiều, có thể nhẹ nhàng lấy phần ráy tai nằm nông bên ngoài bằng bông gòn hoặc khăn giấy mềm. Bạn cũng có thể nhỏ vài giọt các chế phẩm tan ráy tai có sẵn tại nhà.
Trong trường hợp ráy tai gây tắc nghẽn hoặc khó chịu, tốt nhất nên thăm khám bác sĩ tai mũi họng để được vệ sinh đúng cách.
Sau khi bơi hoặc tắm, vi khuẩn thường sẽ sinh sôi bên trong ống tai nếu tai bị ẩm ướt và không được lau khô. Bạn có thể giữ tai sạch, khô bằng cách nghiêng đầu sang một bên, chặn khăn mềm ở vị trí ngoài ống tai hút nước ra, thực hiện tương tự với bên tai còn lại. Đeo nút tai khi bơi cũng là cách hiệu quả tránh nước tràn vào ống tai, giúp giữ tai luôn sạch.
Nếu bạn có triệu chứng như đau tai, ù tai, hoặc giảm thính lực, hãy thăm khám bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời. Việc chăm sóc tai và vệ sinh tai đúng cách sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe tai tốt và giảm thiểu nguy cơ các vấn đề tai nhiễm trùng và tổn thương.
>>> Bạn có thể quan tâm: Top 6 Thói quen xấu gây hại cho tai